0971.O78.O2O  Đồ Đồng Tín Tâm Online

z5218772882465 740c8ae74adaf22f4eee744dba55aa2f

 0971.078.020
Trang chủ»Tin tức»Tản mạn ý nghĩa và cách treo chữ phúc qua nhiều cách hiểu khác nhau

Tản mạn ý nghĩa và cách treo chữ phúc qua nhiều cách hiểu khác nhau

Trong quan niệm cổ truyền của gia đình người Việt, chữ “Phúc” có vị trí quan trọng hàng đầu. "Nhà có phúc" là ước vọng, là niềm vinh dự của người Việt Nam. Vì lẽ đó, cứ Tết đến xuân về, người ta thường viết chữ “phúc” trên một tờ giấy đỏ vuông dán ngoài cửa và xem như là một lá bùa chúc tụng điều may mắn trong năm.

 Ước vọng đầu năm của hầu hết người dân Việt không thể thiếu chữ “Phúc”. Cụ Nguyễn Công Trứ có đôi câu đối vừa hóm hỉnh nhưng không kém phần tinh tế và sâu sắc của hương vị ngày xuân: Chiều ba mươi, nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng “Bần” ra cửa/ Sáng mồng một, rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông “Phúc” vào nhà. Lại nữa, có một câu chuyện trong dân gian kể rằng: đời vua Gia Long, có người lập nhiều công trạng, nhà vua hỏi muốn được thưởng gì thì người ấy thưa rằng: “Hạ thần chỉ xin được một chữ “Phúc” mà thôi”.

Vua cười đáp rằng: “Tiền bạc, chức tước thì ta có thể ban, chứ Phúc thì chỉ có trời ban mà thôi, cả dòng họ ta chỉ nhờ có chữ Phúc mà vinh hiển nhiều đời”. Thật vậy, dòng họ nhà Nguyễn đã lót chữ Phúc vào tên của mình (vua Gia Long là Nguyễn Phúc Ánh). Trên khắp nước Việt Nam, nhiều địa danh đã chọn chữ “Phúc”: tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Phúc Thọ (Hà Nội)...

Chữ “Phúc” là từ Hán Việt, người miền Nam đọc là “phước”. Chữ “Phúc” trong giáp cốt văn là hình tượng hai bàn tay bưng hũ rượu đứng trước bàn thờ. Như vậy, chữ “Phúc” vốn được xem là điều tốt lành do cầu cúng mà có được.

Theo đó, “Phúc” có nghĩa là “thuận lợi”, “đồng thuận”. Thuận có nghĩa là từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài đều thông suốt, không có gì trở ngại. Trên thuận trời đất, dưới thuận vua tôi, dưới nữa thuận cha mẹ, con cái. Đời sống tinh thần bên trong và đời sống vật chất bên ngoài đều thuận lợi không có gì trắc trở, như vậy gọi là thuận, là Phúc. Một điều thật thú vị là câu chúc Tết của người phương Tây thường đề cập đến hạnh Phúc, sức khỏe và thành đạt, đứng ở góc độ nào đó có sự tương đồng như Phúc, Lộc, Thọ mà ở phương Đông người ta tâm niệm.

Cả Âu lẫn Á đều đặt “Phúc” lên vị trí hàng đầu, nhưng nếu tìm hiểu kỹ thêm một chút mới thấy chữ “Phúc” của phương Đông rất rộng lớn, mênh mông và tinh tế. Người Trung Hoa chơi chữ bằng cách vẽ hai con dơi đâu cánh lại, ngụ ý là trùng phúc, họ còn vẽ thêm một lúc năm con dơi biểu tượng cho ngũ phúc (ngũ phúc lâm môn) mà sách Hồng Phạm viết: “Ngũ phúc, nhất viết Thọ, nhị viết Phú, tam viết Khang minh, tứ viết Du hảo đức, ngũ viết Khảo chung mệnh” (Năm phúc: sống thọ, giàu có, bình an, đức tốt, chết vào tuổi già).

Theo Từ điển Khai Trí Tiến Đức thì “Phúc” là điều hay, điều tốt, do việc làm nhân đức mà ra. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên trong tâm thức của người Việt, từ lâu đã quan niệm phúc bao giờ cũng đi đôi với đức. Thuật ngữ "Phúc đức" luôn gắn liền nhau. Chính điều này đã làm sâu sắc thêm triết lý nhân duyên của nhà Phật và đem lại màu sắc tích cực cho hai chữ họa phúc (Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai). Phúc dày hay mỏng cũng do chính con người can dự quyết định.

Chữ Phúc chính là một ân huệ mà con người tự tạo ra qua những hành động tốt của mình. Nó là những hạt giống tốt được tay người tự gieo trên những mảnh đất mà ta thường gọi là phúc điền (ruộng phước). Do quan niệm họa phúc ở đời là sợi dây gieo nhân gặt quả, nên người Việt Nam chú trọng đến việc “làm ơn, làm phước”.

Hơn thế nữa, mỗi hành động, việc làm của chúng ta không những ảnh hưởng đến bản thân ta mà còn lưu lại kết quả cho thế hệ sau. Nhà có phúc là nhà có được cuộc sống bình yên thanh thản, đặc biệt là có hậu vận tốt. Muốn được đức phải có phúc và ngược lại đức sẽ đem lại phúc, đó là quy luật. Nội dung của đức phụ thuộc điều kiện lịch sử, xã hội, văn hóa, tôn giáo,... Ví như đức của Nho giáo là ngũ thường, đức của Phật giáo là ngũ giới (năm điều cấm), đức của Kitô giáo là 10 điều răn của Chúa... Dù văn chương chữ nghĩa có khác nhau, nhưng chung quy về đức ở mỗi dân tộc, mỗi thời đại đều có chung quan niệm nhằm mưu cầu lợi ích cho mọi người.

Ngày nay, khi kinh tế có chiều khởi sắc, dường như người ta ít đặt, hay lãng quên chữ “Phúc” trong mối quan hệ với “đức” hay “thiện” (phúc đức, phúc thiện) mà thường đặt “Phúc” trong mối quan hệ với chữ “đạt” (thành đạt) hay “lợi” (phúc đạt, phúc lợi).

Ngạn ngữ Lào có câu: “Hạnh phúc là kết quả của những hành vi đạo đức”. Hi vọng rằng dù lịch sử có thay đổi như thế nào đi nữa thì quan niệm về chữ “Phúc” của dân tộc, của mỗi gia đình, của mỗi người chúng ta sẽ mãi mãi là “mã di truyền” tốt đẹp trong đời sống văn hóa người Việt.

là một trong những văn tự lâu đời nhất tại Trung Quốc, đồng thời nó cũng rất đỗi quen thuộc trong văn hóa các nước Á Đông. Tại Việt Nam, chữ Phúc cũng được mọi người coi trọng bởi đây là biểu tượng của những điều may mắn và hạnh phúc. Không chỉ vậy, Phúc còn được xem là cội nguồn của của cải, tài lộc, tuổi thọ và những điều tốt đẹp nhất trong đời người.

Vậy chữ Phúc 福 có những ý nghĩa quan trọng gì? Mời bạn cùng NHT Books đọc bài viết để hiểu thêm về các thông tin thú vị của chữ Phúc nhé!

1. Ý nghĩa Chữ Phúc Tiếng Trung là gì?

Từ lâu, Chữ Phúc 福 (Fu) xuất hiện như một biểu tượng văn hóa của người dân Trung Quốc để thể hiện mong muốn may mắn hoặc hạnh phúc đến với gia đình mình, khao khát về một cuộc sống an yên cũng như mong muốn về một tương lai tốt đẹp hơn.

Chữ Phúc trong tiếng Hán đại diện cho may mắn, sung sướng, thường dùng nhất trong nghĩa hạnh phúc. Cho đến nay, không chỉ tại Trung Quốc mà cả các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam cũng đều sử dụng chữ Phúc để biểu thị trong nhiều vật trang trí, trong kiến trúc, và cả trên y phục.

Tương truyền rằng, Phúc là tên của một vị quan thanh liêm, đứng đầu trong triều đình và có nhiều con cháu. Tất cả con cháu đều thành công và hiếu thảo hơn người. Do đó, Phúc được mọi người tượng trưng cho những điều tốt lành, con hiền cháu thảo. Trong hàm ý của của bộ Tam Đa, khi kết hợp giữa Phúc – Lộc – Thọ sẽ đem đến cho gia chủ nhiều phúc lộc, con cháu ngoan hiền, công danh rực rỡ và sức khỏe dồi dào, trường thọ.

1.1. Cấu tạo Chữ Phúc Trung Quốc

chữ phúc trong tiếng hán

Chữ Phúc trải qua nhiều giai đoạn: Từ thời tự hình Kim Văn -> Chữ Lụa thời Sở, Tiểu Triện -> Chữ Thẻ thời Tần, cuối cùng đến hiện nay, Chữ Phúc (福) được tạo ra bởi 4 bộ thủ ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Để hiểu một cách rõ ràng về chữ Phúc, mọi người cùng khám phá cấu tạo của chữ Phúc qua các bộ thủ dưới đây.

+ Bên trái:

  • Bộ Thị - Shì (⺭): Nghĩa là cầu thị, khát khao, thể hiện mong muốn của con người về một điều gì đó. 

+ Bên phải:

  • Bộ Miên - Mián (宀): Nghĩa là mái nhà. Từ Phúc 福 theo tự hình Kim Văn ngày xưa giải thích rằng “Một cuộc sống ấm no, hạnh phúc phải là có nơi để về, có nhà để ở, nhờ đó có thể an cư lạc nghiệp”. Qua nhiều thời gian, 畗 dần được viết lại thành “一” (Bộ Nhất) ở trên đầu thể hiện sự che chở.
  • Bộ Khẩu - Kǒu (口): Nghĩa là miệng. Một ngôi nhà dù to đến đâu nhưng nếu không có người sống trong đó thì cũng sẽ trở nên vô nghĩa. Bộ Khẩu xuất hiện ở đây với ý nghĩa là cuộc sống chỉ thực sự hạnh phúc khi có gia đình, vui vẻ, đầm ấm quây quần bên nhau.

+ Bên dưới:

Bộ Điền - Tián (田): Nghĩa là ruộng đất. Cuộc sống hạnh phúc khi đảm bảo 2 yếu tố: Tinh thần và vật chất. Khi đã có nhà, có ruộng đất thì việc cần làm tiếp theo là an cư lạc nghiệp.

>>> Xem thêm: Top 18 chữ Hán ý nghĩa nhất mà bạn nên biết khi học tiếng Trung

1.2. Chữ Phúc nghĩa là gì?

chữ phúc nghĩa là gì

Xuất hiện từ ngàn năm nay, chữ Phúc chữ Hán chính là những mong ước giản dị của con người về một cuộc sống giản dị và bình yên: có nơi để ở, có nhà để về, có người đợi chờ, có một gia đình yên ấm, có ruộng để làm ăn. Khát vọng một cuộc sống tốt đẹp và bền lâu chứ không phải những mơ tưởng quá nhiều về sự giàu sang, phú quý. 

Mặt khác, “Phúc” còn có nghĩa là thuận lợi, đồng thuận: Mọi thứ từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài đều được thông suốt, không có gì trở ngại. Trên thuận trời đất, dưới thuận vua tôi, dưới nữa thuận cha mẹ và con cái. Bên trong đời sống tinh thần và đời sống vật chất bên ngoài đều thuận lợi không trắc trở, như vậy gọi là thuận, là Phúc. 

Trong câu chúc của người phương Tây thường đề cập đến hạnh phúc, sức khỏe và thành đạt, riêng một góc độ nào đó ở Phương Đông người ta tâm niệm cả 3 vị Phúc, Lộc, Thọ. Dù Á hay Âu, người ta cũng đều đặt Phúc lên vị trí hàng đầu, nhưng có lẽ, Phúc của nền văn hoá Á Đông rộng lớn, mênh mông và tinh tế hơn nhiều.

 

Chữ Phúc trong tiếng Hán chính là kết quả của những điều hay, điều tốt mà con người tự tích lũy được sau những việc làm nhân đức của mình. Phúc dày hay mỏng cũng do chúng ta tạo ra. Quan niệm họa phúc ở đời là sợi dây gieo nhân gặt quả, nên con người rất chú trọng đến việc làm ơn, làm phước. Không chỉ vậy, trong tâm thức của mọi người, Phúc luôn đi đôi với đức, bởi mỗi hành động, việc làm của chúng ta không những ảnh hưởng đến bản thân mình hiện tại mà còn lưu lại kết quả cho thế hệ sau.

2. Cách viết Chữ Phúc trong Tiếng Hán chi tiết

Chữ Phúc - Chữ Hán được cấu tạo từ 13 nét: 丶フ丨丶一丨フ一丨フ一丨一, được viết theo thứ tự từ trên xuống dưới và từ trái sang phải. Cụ thể: Bộ Thị viết trước, rồi đến bộ Miên, tiếp theo là bộ Khẩu và cuối cùng là bộ Điền. 

Thứ tự cách viết của chữ Phúc có ý nghĩa phù hợp với thứ tự mong cầu của con người: Có nhà, có gia đình đầm ấm vui vẻ đến có của cải vật chất để cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp.

cách viết chữ phúc

3. Ý nghĩa chữ Phúc ngược ngày Tết

Treo chữ Phúc thư pháp chữ Hán trong nhà là một nét đẹp văn hoá truyền thống vô cùng thú vị của người Trung Quốc. Người dân rất thích treo thư pháp khi trang hoàng nhà cửa đón năm mới, đặc biệt chữ Phúc (福) rất được ưa chuộng. Theo ghi chép ghi lại rằng các phong tục dân gian này đã bắt đầu từ thời vào thời nhà Tống (960 - 1127). 

Chữ Phúc thường được viết bằng mực vàng trên giấy đỏ, dán trên các cánh cửa khắp nhà với hy vọng cầu xin Thần linh và ông bà tổ tiên ban cho mọi người mang lại nhiều may mắn trong năm mới. Phúc được trang trí dưới các dạng:

  • Chữ viết bằng mực vàng trên giấy đỏ: Dùng để dán ở cửa.
  • Tranh chữ Phúc: Tranh chữ trên giấy, tranh mạ vàng, tranh thêu...
  • Hoa văn khắc trên các vật dụng nội thất trong nhà: Sofa, chiếu nghỉ, cửa...

Các ký tự có thể được viết hoặc in, hoa văn đi kèm thường gồm nhiều chủ đề kèm theo khát vọng của người dân như: Thần tài trường thọ, đào tiên sinh, cá chép, rồng phượng cùng nhiều câu đối khác. Các đồ vật trang trí dịp Tết được để lại cả năm, không gỡ bỏ cho tới trước một năm mới tiếp theo.

 

Bên cạnh việc treo chữ Phúc trong nhà, mọi người cùng dành tặng cho nhau chữ Phúc mỗi khi gặp gỡ hoặc khi tết đến xuân về để thể hiện sự chúc phúc, chúc gia chủ mọi điều tốt lành, thuận lợi.

4. Nguồn gốc của tục lệ treo chữ Phúc ngược ngày Tết là gì?

Để giải thích cho nguồn gốc của phong tục treo chữ Phúc ngược trong ngày tết đã có 2 câu chuyện được lan truyền nhiều nhất trong dân gian là:

4.1. Câu chuyện thứ nhất

Giai thoại đầu tiên tương truyền rằng, việc dán chữ Phúc liên quan đến Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Trong một lần giả trang vào đêm Tết Nguyên tiêu, Minh Thái Tổ phát hiện thấy trên cổng của một nhà dân có dán bức tranh một người phụ nữ ngồi trên lưng ngựa, tay ôm trái dưa hấu lớn. Ông nghĩ bức tranh này châm chọc xuất thân bần hàn của Mã Hoàng hận nên rất giận bèn đưa tay đảo ngược chữ Phúc trước nhà để đánh dấu ngày mai sai quân cấm vệ đến bắt tội. 

Mã Hoàng hậu biết chuyện liền lệnh cho các nhà trong thành đều phải dán một chữ Phúc trên cổng trước bình minh. Hôm sau, người của Chu Nguyên Chương phát hiện ra nhà nào cũng dán chữ Phúc, sợ vua giận cá chém thớt nên Mã Hoàng hậu liền vội vàng giải thích: “Chữ Phúc dán ngược là “Phúc đảo”, mà “Đảo” là đồng âm với “Đáo”, người nhà kia biết hôm nay Hoàng thượng sẽ tới chơi, nên cố ý dán ngược chữ Phúc để tỏ ý tứ là Phúc đang đến”.

chữ phúc ngày tết

Kể từ đó, để tưởng nhớ đến tấm lòng nhân từ của Mã Hoàng hậu và cũng mong muốn những điều tốt lành trong năm mới, người ta đã dán chữ Phúc ngược ở ngoài cổng nhà mình.

4.2. Câu chuyện thứ hai:

Đời nhà Thanh (năm 1661 – 1911), vào chiều 30 tết, quan phủ Lý lệnh cho lính treo chữ  Pháp (福) trên những cánh cửa chính ra vào của Đông Cung. Nhưng có một tên lính không biết đọc chữ nên đã treo ngược chữ Phúc, khi Thái tử nhìn thấy rất nổi giận và định phạt nặng tên lính đó. Rất may quan phủ Lý là người hiền từ nên tìm mọi cách để gỡ tội cho tên lính.

chữ phúc tiếng hán

Ông biết được khao khát của Thái tử là vận may sớm lên ngôi vị vua từ lâu nên bèn tâu rằng: Chữ Phúc 福 treo ngược kia là chữ Phúc đảo: Đảo 倒 /Dào/ đồng âm với từ Đáo 到 nghĩa là đến, khi treo ngược lại nghĩa là Phúc đang đến”. Ông quan ngụ ý nói Thái tử đang có vận may đến, sau khi nghe xong vô cùng hài lòng liền trọng thưởng cho 2 người quan phủ Lý và tên lính đó.

I. Cấu tạo chữ Phúc tiếng Trung

Chữ Phúc tiếng Trung có tự hình Kim Văn rồi trải qua chữ lụa thời Sở, Tiểu Triện đến chữ Thẻ thời Tần. Cho đến hiện nay, chữ Phúc được sử dụng phổ biến nhất đó là 福 /fú/. 

 

Chữ 福 được cấu tạo bởi 13 nét, 4 bộ thủ, bên trái một bộ và bên phải 3 bộ, cụ thể:
  • Bộ bên trái: Bộ Thị⺭/Shì/ mang ý nghĩa là mong muốn, cầu thị. Bộ Thị xuất hiện trong chữ Phúc tiếng Trung thể hiện mong muốn, khao khát của con người về điều gì đó vô cùng tốt đẹp.
  • Bộ bên phải: Gồm có 3 bộ:
  •  
    • Bộ Miên 宀  /Mián/, là mái nhà. Nếu xét từ Phúc 福 theo hình tự kim văn ngày xưa 畐 /fú/ nguyên văn là 畗/Dá/ sẽ thấy có bộ miên. Bộ này xuất hiện với ý nghĩa nhà là nơi để về, là nơi ấm no và hạnh phúc nhất của mỗi người. Trải qua các thời kỳ cho đến nay bộ Miên 宀 được viết lại thành bộ Nhất 一 thể hiện sự che chở.
    • Bộ Khẩu 口  /Kǒu/, là miệng. Bộ này được sử dụng trong chữ Phúc với ý nghĩa dù ngôi nhà bạn đang sống có to đến đâu mà không có người thì cũng trở nên vô nghĩa. Điều đó chứng tỏ, cuộc sống của chúng ta chỉ thực sự có ý nghĩa khi gia đình vui vẻ, quây quần bên nhau.
    • Bộ Điền 田 /Tián/, là ruộng đất. Bộ này được thêm vào chữ Phúc  福  để nhắc nhở chúng ta muốn có cuộc sống hạnh phúc thì không thể thiếu đi những giá trị vật chất. Nếu đã có nhà cửa và gia đình đủ đầy thì cần “an cư lạc nghiệp”.

II. Ý nghĩa chữ Phúc tiếng Trung Quốc

Chữ Phúc tiếng Trung (福) mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Có thể bạn chưa biết, chữ Phúc chính là từ “viết tắt” của khát khao, mong ước giản đơn của con người về cuộc sống bình yên, có nhà để về, có những người thân yêu để chờ đợi, có ruộng đất để làm ăn. Đây cũng là khao khát từ ngàn đời này của những người nông dân. Họ không mơ sự giàu sang, phú quý mà chỉ cần một cuộc sống hạnh phúc, giản dị và bền lâu.

Những điều giản dị nhất lại được tóm gọn lại chỉ trong một chữ Phúc. Vì chữ Phúc tiếng Trung có nghĩa là điều may mắn, tốt lành nên hầu hết các từ kết hợp với chữ Phúc thường thể hiện sự vui vẻ, an lành, hạnh phúc,... Điều đó dường nhất là khát khao của tất cả mọi người. 

 

Liên hệ

Đồ đồng ...

Địa chỉ : Số 14/65 Mễ Trì Hạ, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline : 0971.O78.O2O

Back to Top